Thức giấc để uống nước giữa đêm, người đàn ông bỗng ngã ra đất, thở gấp, nhịp tim yếu ớt, dù đã được cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.
Ông Trương năm nay ngoài 40 tuổi ở Trung Quốc có cuộc sống bình dị và thể trạng vốn tốt. Hàng đêm, ông có thói quen dậy uống nước vì cho rằng điều này có thể chống khát về đêm và giúp giải độc cơ thể. Tuy nhiên, một đêm nọ, vợ bất ngờ phát hiện ông nằm trên mặt đất, thở gấp và nhịp tim yếu ớt.
Mặc dù ngay lập tức đã được đưa đi cấp cứu nhưng ông Trương vẫn không qua khỏi.
Vợ ông cảm thấy khó hiểu: “Làm sao ông Trương có thể chết đột ngột chỉ sau khi uống một ít nước?”. Bác sĩ giải thích rằng uống quá nhiều nước vào ban đêm, đặc biệt là một số loại nước, có thể gây ra gánh nặng rất lớn cho hệ tim mạch của cơ thể, thậm chí gây tử vong đột ngột”.
Câu chuyện này không chỉ khiến gia đình ông Trương phải suy ngẫm mà còn buộc chúng ta phải xem xét lại những nguy cơ sức khỏe của việc uống nước vào ban đêm.
Rủi ro sức khỏe khi uống nước vào ban đêm
Uống nước vào ban đêm được nhiều người coi là thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu tiết lộ mối quan hệ phức tạp giữa uống nước vào ban đêm và các vấn đề sức khỏe tim mạch.
Năm 2021, một nghiên cứu ở Anh đã thực hiện cuộc khảo sát theo dõi kéo dài 5 năm trên 5.000 người trên 60 tuổi để khám phá tác động của nước uống vào ban đêm đối với chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tim mạch. Người ta phát hiện ra rằng uống quá nhiều nước vào ban đêm có thể làm giảm đáng kể thời gian ngủ sâu, dẫn đến tăng huyết áp và dao động nhịp tim vào ban đêm. Sự mất ổn định về huyết áp và nhịp tim này làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy 15% người tham gia uống quá nhiều nước vào ban đêm đã gặp phải biến cố tim mạch trong thời gian nghiên cứu, trong khi tỷ lệ này thấp hơn đáng kể ở những người uống lượng nước vừa phải vào ban đêm và những người không uống nước vào ban đêm.
Một thử nghiệm khác đã mời 50 người cao tuổi khỏe mạnh tiến hành một thí nghiệm và nhận thấy nhịp tim và huyết áp của nhóm uống nước ban đêm dao động đáng kể trong vòng 15 phút sau khi thức dậy.
Một số người tham gia thậm chí còn bị rối loạn nhịp tim trong thời gian ngắn. Uống nước vào ban đêm làm tăng gánh nặng cho hệ tim mạch, đặc biệt là ở người cao tuổi và gánh nặng này có thể gây ra các biến chứng cấp tính như đột tử.
Điều này là bởi trước hết, cơ thể con người thường ở trạng thái nghỉ ngơi vào ban đêm, tải trọng cho tim nhẹ, huyết áp và nhịp tim tương đối thấp. Khi chúng ta uống nước vào ban đêm, đặc biệt là uống nhiều nước, cơ thể cần tiêu hóa nước, làm tăng tuần hoàn máu và khiến huyết áp tăng cao.
Ngoài ra, thức dậy giữa đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là giai đoạn ngủ sâu. Giấc ngủ sâu rất cần thiết cho việc phục hồi hệ thống tim mạch. Thiếu ngủ sâu có thể dẫn đến hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, làm tăng thêm gánh nặng cho tim.
Những người cao tuổi thường xuyên thức dậy vào ban đêm có thời gian ngủ sâu giảm trung bình hơn 30%, dẫn đến tăng tình trạng mệt mỏi vào ban ngày và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thà nhịn khát còn hơn uống những loại nước này vào ban đêm
Những tác động xấu đến sức khỏe của việc uống nước vào ban đêm không chỉ liên quan đến lượng nước tiêu thụ mà còn liên quan chặt chẽ đến loại nước tiêu thụ. Một số loại nước có thể gây ảnh hưởng nặng nề hơn đến hệ thống tim mạch do các thành phần gây kích ứng hoặc hàm lượng đường cao.
Ví dụ, một số đồ uống có chứa chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim vào ban đêm, trong khi đồ uống có nhiều đường có thể gây ra biến động lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch về đêm.
Điều đáng chú ý là mặc dù uống một số đồ uống lợi tiểu vào ban đêm có thể làm giảm khả năng giữ nước trong cơ thể nhưng nó có thể làm tăng tần suất thức dậy vào ban đêm và làm gián đoạn giấc ngủ hơn nữa.
Ngoài ra, đồ uống hoặc thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây tích nước trong cơ thể và làm tăng huyết áp. Đây là một trong những lý do khiến bạn cần đặc biệt thận trọng khi uống nước vào ban đêm.