Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
Google search engine
HomeCông nghệPhí SMS Banking ngày một tăng, còn đáng để sử dụng trong...

Phí SMS Banking ngày một tăng, còn đáng để sử dụng trong thời điểm này?

Mức phí ban đầu nghe thì có thể nhỏ, nhưng cộng dồn lại thì vẫn là một khoản tiền đáng để tâm.

Trong thời điểm hiện nay, người dùng dịch vụ ngân hàng có 2 lựa chọn trong việc thông báo biến động số dư trong tài khoản: Cách truyền thống là nhận một tin nhắn SMS, song giờ bất cứ ngân hàng nào cũng có ứng dụng nên có thể truy cập để truy vấn tại đây. Đối với những bạn vẫn đang sử dụng tính năng nhận biến động số dư sẽ phải chịu thêm một khoản phí nữa.

Câu hỏi đặt ra đó là việc sử dụng thông báo bằng SMS hiện nay còn đáng để sử dụng hay không, hay tất cả mọi người nên chuyển qua dùng ứng dụng?

Phí SMS Banking ngày một tăng, còn đáng để sử dụng trong thời điểm này?- Ảnh 1.

Mức phí SMS của các ngân hàng hiện nay

Mỗi ngân hàng đều có một mức phí SMS Banking khác nhau:

– Ngân hàng HD Bank: Mức phí 9.000 VNĐ / tháng, thấp nhất trong các ngân hàng

– Ngân hàng ACB: Mức phí 9.900 VNĐ / tháng

– Ngân hàng Agribank: Mức phí 10.000 VNĐ / tháng, đây là mức phí SMS Banking trung bình hiện nay

– Ngân hàng BIDV: Mức phí 11.000 VNĐ / tháng

– Ngân hàng Vietcombank có mức phí 11.000 VNĐ / tháng

– Cao nhất hiện nay là MB có mức phí 12.000 VNĐ / tháng

Tuy vậy, mức phí này chỉ là mức tiêu chuẩn cho 1 lượng tin nhắn SMS nhất định và nếu khách hàng vượt quá mức này sẽ phải trả thêm phí. Ví dụ Vietcombank đang thu phí SMS Banking cố định là 10.000 VNĐ / tháng, áp dụng cho số lượng tin nhắn dưới 20 tin nhắn. Sau đó, ngân hàng sẽ tính 700 đồng / tin áp dụng cho tin nhắn từ 21 trở đi. Vì vậy, nếu trong một tháng bạn phát sinh hơn 100 tin nhắn thì phí dịch vụ SMS Banking sẽ khoảng 65.000 VNĐ / tháng.

Phí SMS Banking ngày một tăng, còn đáng để sử dụng trong thời điểm này?- Ảnh 2.

Hay với VP Bank, mức phí từ 0 – 15 tin nhắn là 10.000 VNĐ một tháng, nhưng từ 16 – 30 tin sẽ tính phí 20.000 VNĐ, 31 – 50 tin sẽ thành 30.000 VNĐ, mức cao nhất là trên 100 tin nhắn sẽ phải chịu mức phí lên tới 100.000 VNĐ.

Mất phí nhưng không bỏ được!

Mặc dù mất thêm phí mà mọi người phải trả hàng tháng, nhưng phương thức nhận biến động số dư qua SMS vẫn có những ưu điểm so với cập nhật qua ứng dụng của mỗi ngân hàng. Anh Hoàng – nhiếp ảnh gia tại Hà Nội chia sẻ:

“Mình rất thường xuyên bỏ qua thông báo biến động số dư bằng ứng dụng, và ở một trong 2 chiếc điện thoại của mình thì đôi lúc còn không gửi thông báo ứng dụng luôn! Thế nên dù biết là mất thêm tiền hàng tháng nhưng mình vẫn sử dụng SMS Banking, thường xuyên nhận được thông báo bạn bè chuyển tiền vẫn yên tâm hơn”.

Phí SMS Banking ngày một tăng, còn đáng để sử dụng trong thời điểm này?- Ảnh 3.

Chị An – trưởng phòng tại một công ty truyền thông cũng có trải nghiệm tương tự, nhưng là khi giao dịch với người khác:

“Hôm trước tôi có mua một món đồ với 1 người bán trên Facebook. Tới mua trực tiếp nhưng họ vội đi nên bảo mình chuyển khoản cho sau, vì món đồ cũng không quá giá trị. Về đến nhà thì thấy họ nhắn tin bảo sao tôi không chuyển tiền cho họ, thì ra họ chẳng thèm kiểm tra ứng dụng, vì quên bật cả SMS nên không thấy luôn!”

Phí SMS Banking ngày một tăng, còn đáng để sử dụng trong thời điểm này?- Ảnh 4.

Việc liên tục kiểm tra được số dư tài khoản ngân hàng trên điện thoại cũng là một điều rất quan trọng về vấn đề bảo mật. Nếu bạn bị vô tình làm mất thẻ, hay bị tấn công chiếm đoạt tài khoản qua mạng thì rất cần biết tài khoản đang bị trừ tiền, nhanh chóng khóa thẻ để tránh mất mát thêm.

Phí SMS Banking ngày một tăng, còn đáng để sử dụng trong thời điểm này?- Ảnh 5.

Chính vì vậy dù SMS Banking có là một khoản phí mà người dùng phải bỏ ra, hình thức này vẫn chưa thể thay thế được một cách hoàn toàn ứng dụng trên điện thoại. Tất nhiên, tất cả các ngân hàng đang khuyến khích người dùng chuyển qua sử dụng ứng dụng nhiều hơn, nhưng hình thức SMS Banking vẫn sẽ có người dùng vì những giá trị mà nó đem lại như đã kể trên.

Theo M.Đức – WeBuy

Nguồn cafef.vn

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

ĐỌC NHIỀU