Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
Google search engine
HomeSức khoẻNhà tuyển dụng hỏi: "Sếp nợ bạn 500k nhưng mãi không trả...

Nhà tuyển dụng hỏi: “Sếp nợ bạn 500k nhưng mãi không trả thì phải làm thế nào?”, ứng viên 10X khéo léo trả lời được khen EQ cao

Trong tình huống này, nam ứng viên đã đưa ra cách giải quyết rất hợp lý.

Trong xã hội ngày nay, trí tuệ cảm xúc (EQ) rất quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của một người, ngay kể cả ở “vòng gửi xe” tức giai đoạn phỏng vấn xin việc. Nhà tuyển dụng ngày càng khó tính hơn trong việc đặt câu hỏi với mục đích sàng lọc ra các ứng viên giỏi chuyên môn, đồng thời sở hữu EQ cao.

Gần đây, một chàng trai tên Vương Cường đến từ Trung Quốc đã gặp một câu hỏi cực kỳ đặc biệt trong quá trình đi xin việc. Vương Cường sinh năm 2000, mới ra trường không lâu và đang tính nộp hồ sơ vào một công ty về đầu tư.

Trong buổi phỏng vấn cuối cùng, Vương Cường nhận được câu hỏi từ người phỏng vấn với nội dung như sau: “Nếu sếp nợ bạn 500k nhưng không thấy trả, bạn sẽ làm thế nào?”.

Nhà tuyển dụng hỏi:

Ảnh minh họa

Vương Cường suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Trước hết, tôi sẽ cố gắng nói chuyện với sếp, nhắc khéo sếp một cách tế nhị rằng nhớ trả nợ. Nếu sếp nói rằng tạm thời chưa trả được, tôi sẽ hiểu cho hoàn cảnh của sếp và hỏi xem liệu có cách nào khác để ‘bù đắp’ cho tôi không, chẳng hạn như trao cho tôi một phần thưởng nhỏ hoặc phúc lợi theo hình thức khác. Nếu sếp vẫn không có ý định trả, tôi sẽ xem xét việc tìm đến phòng nhân sự để nhờ hỗ trợ giải quyết vấn đề này”.

Câu trả lời của Vương Cường thoạt nghe hơi tính toán vì nhiều người cho rằng 500k không phải số tiền quá lớn, dùng nó để “lấy lòng” sếp cũng được, tuy nhiên, nó bất ngờ nhận được sự tán thưởng rất lớn từ phía người phỏng vấn. Người phỏng vấn cho rằng Vương Cường đã thể hiện EQ rất cao trong tình huống này.

Trước hết, Vương Cường không tỏ ra quá nóng nảy hay kích động vì sếp không trả tiền mình, thay vào đó, anh chàng đã nhìn nhận vấn đề một cách bình tĩnh và tìm cách giải quyết thông qua giao tiếp. Thái độ điềm tĩnh và suy nghĩ hợp tình hợp lý này đã giúp anh chàng giành được sự đánh giá cao của người phụ trách phỏng vấn.

Tiếp đó, Vương Cường không chọn cách đối đầu trực tiếp với sếp hay phàn nàn trước mặt các đồng nghiệp khác. Điều này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt nghiệp với đồng nghiệp mà còn góp phần tạo nên một bầu không khí làm việc tích cực. Trong công việc, việc duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên là rất quan trọng, vì điều này giúp nâng cao hiệu quả công việc và hiệu suất làm việc nhóm.

Nhà tuyển dụng hỏi:

Ảnh minh họa

Vương Cường còn thể hiện được lòng trung thành và trách nhiệm của mình với công ty. Anh ấy không để những vấn đề về tiền bạc không được giải quyết làm ảnh hưởng đến cảm xúc hoặc thái độ làm việc của mình đối với công ty, mà chọn cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính nội bộ để giải quyết vấn đề. Cách làm này không chỉ giúp bảo vệ hình ảnh và uy tín của công ty mà còn thúc đẩy sự giao tiếp và phối hợp trong nội bộ.

Câu trả lời của Vương Cường cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề của anh chàng. Thay vì trở nên tiêu cực hoặc từ bỏ việc giải quyết vấn đề vì sếp không trả tiền, anh chàng đã tích cực tìm kiếm cách giải quyết hợp lý. Cách làm này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất công việc và khả năng giải quyết vấn đề, mà còn giúp anh chàng xây dựng hình ảnh làm việc tích cực cho bản thân.

Trong môi trường cạnh tranh cao của thị trường việc làm hiện nay, EQ có tầm quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của một người. Trong các cuộc phỏng vấn, những ứng viên có EQ cao thường được các nhà tuyển dụng ưu ái và đánh giá cao. Chúng ta có thể thấy, Vương Cường đã trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách khéo léo, thể hiện được EQ của mình và khả năng giải quyết vấn đề. Những phẩm chất này rất quan trọng đối với sự thành công của một người trong môi trường công sở, và chính vì vậy, việc Vương Cường nhận được lời khen từ người phỏng vấn là hoàn toàn xứng đáng.

Đối với những người mới bắt đầu sự nghiệp, chúng ta nên chú trọng phát triển EQ và khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Khi gặp phải vấn đề trong công việc, chúng ta nên giữ tâm trạng bình tĩnh và suy nghĩ một cách lý trí, chủ động tìm kiếm giải pháp. Chúng ta cũng nên quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và tạo ra một môi trường làm việc tích cực, điều này sẽ giúp cải thiện hiệu suất công việc và hiệu quả làm việc nhóm. Đồng thời, đừng quên chú ý đến tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của mình, cố gắng hết sức để hoàn thành công việc và nhiệm vụ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể thành công trong sự nghiệp và chứng minh được giá trị của bản thân.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

ĐỌC NHIỀU